Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay sốt phát ban ở trẻ em dưới 1 tuổi được gọi chung là sốt phát ban ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những thông tin về bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Thông tin về sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng phổ biến do virus gây ra. Bao gồm: Virus sởi, Adenovirus, Rubella, Virus Human Herpes,…). Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ là triệu chứng sốt cao đi kèm với phát ban trên da cùng một vài triệu chứng đi kèm khác.


Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi thường ít gặp, ít xảy ra. Bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến 5 tuổi bởi vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn yếu. Còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được bảo vệ bởi các kháng thể của mẹ truyền cho trong thời gian mang thai.
Số ít các trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt phát ban thường do sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, số lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con ít và hết sớm. Đây chính là điều kiện để virus gây ra bệnh sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Sốt phát ban ở trẻ dưới 1 tuổi
Sốt phát ban ở trẻ dưới 1 tuổi phổ biến hơn so với trẻ dưới 6 tháng. Kháng thể của mẹ truyền sang bé chỉ có tác dụng bảo vệ trong vòng 5,6 tháng.
Trẻ em dưới 1 tuổi khi bị sốt phát ban thường hay quấy khóc, bỏ ti, khó chịu sau đó sốt cao và kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho, đi ngoài,… Sau khi sốt xong, trẻ bắt đầu bị nổi các ban đỏ trên bề mặt toàn thân.
Sốt phát ban ở trẻ em dưới 1 tuổi thường lành tính và tự khỏi sau khoảng 1 tuần tùy và sự chăm sóc và điều trị. Nếu cha mẹ nhận định sai, chăm sóc sai có thể kéo dài thời gian điều trị và để lại nhiều biến chứng.
Trẻ sơ sinh bị phát ban
Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay sốt phát ban ở trẻ em dưới 1 tuổi được gọi chung là sốt phát ban ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những thông tin bổ ích mà cha mẹ có trẻ sơ sinh bị phát ban cần nắm rõ.
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chính gây ra sốt phát ban ở trẻ là do virus sởi và rubella gây ra. Ngoài ra các virus Adenovirus, Herpes 6, 7 cũng là nguyên nhân gây sốt phát ban nhưng kẽm phổ biến hơn.
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban do tiếp xúc với người bị bệnh thông qua đường hô hấp. Bên cạnh đó nếu trẻ sử dụng chung vật dụng với người bị sốt phát ban cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay dưới 1 tuổi cũng có biểu hiện và triệu chứng tương tự như các trường hợp sốt phát ban khác. Tuy nhiên ở độ tuổi sơ sinh, cơ thể các bé còn non nớt, kháng thể yếu nên mức độ sẽ nặng nề hơn.


Một số các biểu hiện, triệu chứng trẻ sơ sinh bị sốt phát ban là:
– Trẻ bị sốt cao, thân nhiệt nóng có thể lên đến 39,40 độ C.
– Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, khó thở
– Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể khó chịu
– Trẻ bị đau cổ họng, khó ăn khó nuốt
– Trẻ bị tiêu chảy, mất nước
– Mí mắt sưng nề, mệt mỏi
– Cảm giác ớn lạnh, khó chịu và quấy khóc
– Phát ban trên da nổi lên
Phân loại sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi và sốt phát ban ở trẻ em dưới 1 tuổi được chia là 2 loại:
Sốt phát ban đỏ: Nguyên nhân do virus sởi gây ra. Các nốt phát ban có màu đỏ xuất hiện sau hết sốt. Ban đầu các nốt ban xuất hiện ở sau tai sau đó lan ra toàn thân và lặn theo thứ tự xuất hiện. Sốt phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm não nếu không được điều trị kịp thời.
Sốt phát ban đào: Loại phát ban này xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống tứ chi và lặn sau khoảng 3 ngày. Phát ban đào mọc dày hơn nhưng lại lành tính và ít để lại biến chứng như sốt phát ban đỏ.
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đứng trước sự phổ biến của sốt phát ban nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Vậy sốt phát ban có lây không? Sốt phát ban ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không?


Câu trả lời là sốt phát ban có thể kéo dài nhưng đa số là lành tính nếu được kiểm soát tốt. Tuy nhiên với sốt phát ban đỏ nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm ống trùng tai giữa, viêm não, viêm phổi,… Thậm chí là ảnh hưởng đến trí não và thể chất sau này của bé.
Ngoài ra, nếu trẻ bị sốt cao, biếng ăn, không ngủ sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi và gầy đi nhanh chóng. Vì vậy có thể kết luận rằng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là lành tính nhưng nếu chủ quan thì sẽ khá nguy hiểm.
Bé bị sốt phát ban có tắm được không?
Quan niệm từ xa xưa, sốt phát ban cần phải kiêng nước, kiêng gió. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học thì đây là một quan niệm sai lầm. Bởi vệ sinh cơ thể bằng nước là một trong những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban hiệu quả. Đồng thời giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị sốt phát ban hơn.
Tắm cho trẻ đúng cách còn giúp bé tránh được các biến chứng bên ngoài da. Trẻ bị sốt phát ban nên tắm bằng nước của các loại lá thảo dược.
Sốt phát ban tắm lá gì?


Một số các loại lá thảo dược cha mẹ có thể dùng để tắm cho bé bị sốt phát ban như: Lá kinh giới, ngải cứu, bạc hà, tía tô, lá khổ qua, cỏ nhọ nồi, lá sài đất,… Nước tắm lá thảo dược rất lành tính và an toàn, cha mẹ không lo tác dụng phụ ảnh hưởng để bé như quan niệm dân gian vẫn thường hay nhắc tới.
Cha mẹ lưu ý: Tắm cho bé bị sốt phát ban bằng lá thảo dược rất tốt nhưng không nên tắm khi bé đang bị sốt cao. Nước tắm cần để ấm khoảng 35-38 độ và thời điểm thích hợp là 9-11h trưa hoặc 15-17h trong phòng kín gió để tránh bé bị nhiễm lạnh.
Phòng và điều trị trẻ sơ sinh bị phát ban
Phòng sốt phát ban
Cha mẹ cần lưu ý những biện pháp sau để phòng bệnh sốt phát ban cho trẻ:
– Khi ra ngoài cần giữ ấm cơ thể cho bé
– Khi đi đến nơi công cộng như bệnh viện, công viên, siêu thị,…trẻ cần được đeo khẩu trang khi đi và sát khuẩn tay chân khi về
– Hàng ngày cần bổ sung vitamin và dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng
– Hạn chế nuôi vật nuôi trong nhà khi có trẻ nhỏ
– Tắm hàng ngày nên sử dụng nước ấm
Điều trị phát ban
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau vài ngày nên bác sĩ thường hạn chế việc điều trị bằng thuốc cho trẻ. Tuy nhiên sốt phát ban ở trẻ cũng rất nguy hiểm nên cha mẹ cần đề cao tinh thần phòng bệnh hơn. Nếu trẻ bị sốt phát ban cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của y bác sĩ.
Cha mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị sốt phát ban cho trẻ sơ sinh tại nhà. Chỉ nên thực hiện một số các thao tác như: Bổ sung nước cho trẻ bằng nước lọc hoặc sữa qua đường uống. Cho trẻ mặc đồ thoáng mát rộng rãi. Thực hiện chườm mát để thân nhiệt bé được ổn định trở lại,…
Trên đây là bài viết về chủ đề sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi và dưới 1 tuổi. Dscare hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ trước nguy cơ bị sốt phát ban.