Chế độ ăn uống khi bị bệnh sởi có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị sởi. Vậy người bị sởi nên ăn gì và bị sởi nên kiêng gì?
Nếu một người bị bệnh sởi có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì thời gian điều trị sẽ có cơ hội được rút ngắn. Mặt khác chế độ ăn uống chuẩn cũng giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh sởi.
Bệnh sởi là bệnh gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch. Nguyên nhân của sở do Virus Paramyxoviridae gây ra và thường mắc phải vào mùa đông xuân.
Sởi lây lan qua đường không khí, đường hô hấp, lây từ mẹ sang con. Sởi thường mắc phải đối với trẻ em, người lớn có hệ miễn dịch kém và người chưa được tiêm vacxin.
Bị bệnh sởi nên ăn gì?
Nếu không may bị sởi, người bệnh cần biết bị sởi nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng. Hãy ghi nhớ các thực phẩm sau:
Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A
Vitamin A là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng trong phác đồ cách điều trị sởi. Nếu cơ thể người bệnh có nồng độ Vitamin A thấp thì cũng đồng nghĩa với việc kháng lại virus sởi thấp. Chính vì vậy vitamin A cần được bổ sung đầy đủ ngay cả trước, trong và sau bị sởi.
Vitamin A không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế tối đa biến chứng mù lòa cho bệnh nhân bị sởi. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy việc bổ sung vitamin A còn có thể giảm 50% nguy cơ tử vong do sởi gậy ra.
Liều lượng bổ sung vitamin A cho người bị sởi:
– Đối với trẻ <6 tháng tuổi: 50.000 đơn vị vitamin A / ngày, sử dụng 2 ngày liên tục.
– Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A / ngày, sử dụng 2 ngày liên tục.
– Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn (ngoài phụ nữ có thai): 200.000 đơn vị vitamin A / ngày, sử dụng 2 ngày liên tục.
Đối với những người thiếu hụt nhiều Vitamin A cần lặp lại liều lượng tương tự sau 4-6 tuần theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, tránh tự ý sử dụng.


Những loại thực phẩm giàu vitamin A: lòng đỏ trứng gà, gan động vật,… Các loại thực vật màu đỏ, vàng như cà rốt, khoai lang, ớt ngọt, bí đỏ, dưa hấu, cam, ổi, xoài,… Hoặc các loại rau như súp lơ, rau cải, rau muống,…
Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C
Khi được hỏi bị sởi nên ăn gì thì câu trả lời là không thể thiếu vitamin C. Vitamin C giúp người bị sởi tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ vậy người bệnh có thể chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đồng thời Vitamin C còn chống dị ứng và hỗ trợ người bị sởi mau khỏe mạnh.


Người bị bệnh sởi nên ăn các thực phẩm giàu C như các loại quả cam, chuối, xoài, dưa hấu,.. Các loại rau xanh như mồng tơi, rau muống, rau ngót,…
Người bệnh lưu ý cần bổ sung nhiều vitamin C hơn trong giai đoạn toàn phát để đề kháng trong giai đoạn này được mạnh mẽ hơn.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm
Kẽm là một trong những giải pháp làm lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch khỏi virus, vi khuẩn hiệu quả. Nếu cơ thể thiếu kẽm, các chức năng sẽ bị suy giảm và virus sởi sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể người bệnh hơn.


Người bị sởi có thể bổ sung kẽm bằng cách sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Nhưng ngoài cách bổ sung này thì người bị sởi nên ăn gì? Câu trả lời là các loại sữa, thủy hải sản, gan động vật, thịt bò, lòng đỏ trứng,… Ngoài ra bệnh nhân còn có thể ăn các loại hạt có nhiều dầu như hạnh nhân, lạc, điều,…
Truyền dịch nếu không thể ăn
Trường hợp bệnh nhân sởi không thể tự ăn uống, sức khỏe suy yếu cần truyền dịch để đảm bảo dinh dưỡng.
Sau truyền dịch, khi bệnh nhân khỏe mạnh cần duy trì và bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng và ăn các loại thực phẩm tốt cho người bị sởi cho đến khi khỏi bệnh và trở về trạng thái bình thường.
Lên sởi phải kiêng gì?
Bên cạnh chủ đề người bị sởi nên ăn gì thì bị sởi nên kiêng những gì cũng cần được chú ý. Theo đó, người bị mắc bệnh sởi cần kiêng tránh các loại thực phẩm không lành tính sau:
Các loại thực phẩm cay nóng:
Người bị sởi sẽ bị mọc các hạt koplik trong niêm mạc miệng. Nếu ăn các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt, hành, tỏi,… sẽ bị bỏng rát khó chịu. Không những vậy các vết loét vì thế cũng lâu lành hơn, các nốt phát ban cũng nổi dày hơn bình thường.


Các loại thủy hải sản gây dị ứng
Người bị sởi nên kiêng ăn gì? Câu trả lời là nên kiêng thủy hải sản, hãy hạn chế ăn loại thực phẩm này một cách tối đa. Nếu người bị sởi ăn phải các loại thủy hải sản gây dị ứng sẽ khiến phát ban trở nên nặng hơn. Chưa hết diễn tiến của bệnh cũng vì thế mà trầm trọng hơn và có nhiều nguy cơ dẫn đến biến chứng khó lường.
Chất kích thích và đồ uống có ga
Ga, cồn, caffeine là những chất kích thích mà người bị sởi tuyệt đối không được sử dụng. Người sởi cần tránh rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga nếu không muốn bị biến chứng do sởi.
Bị sởi kiêng đậu nành, đậu tương
Trong đậu nành có chứa nhiều chất đạm vượt hàm lượng cần thiết vì thế người bị sởi nên kiêng ăn đậu nành để việc điều trị sởi được tốt hơn.
Không ăn đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ


Đồ ăn có nhiều dầu mỡ được liệt vào nhóm thực phẩm khó tiêu gây cản trở cho quá trình hồi phục sức khỏe của người bị sởi. Chưa hết, đồ ăn nhiều chất béo xấu, không đảm bảo vệ sinh còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, dễ gây kích ứng tiêu hóa. Vì vậy khi mắc sởi cần kiêng các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
Người bị sởi nên làm gì?
Khi mắc sởi ngoài việc quan tâm đến “bị sởi nên ăn gì” và “bị sởi nên kiêng gì” thì người bệnh cần lưu ý:
– Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm hơn
– Không quên bổ sung 4 nhóm: vitamin, đạm béo, bột đường và khoáng chất
– Giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh nơi ở gọn gàng sạch đẹp
– Duy trì chế độ dinh dưỡng, cải thiện chế độ sinh hoạt hàng ngày
– Tăng thêm chế độ dinh dưỡng cho người bị sởi 2 tuần sau khi khỏi bệnh
– Thực hiện cách ly điều trị bệnh sởi
– Hạn chế tiếp xúc với người ngoài, nếu có hãy đeo khẩu trang
Như vậy “bị sởi nên ăn gì” và “bị sởi nên kiêng gì” đều đóng vai trò quan trọng cho việc điều trị sởi. Người bị bệnh cần phải nắm rõ danh sách thực phẩm tốt, xấu cũng như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp để mau chóng khỏi bệnh, tránh gặp biến chứng. Dscare chúc quý độc giả có được thông tin hữu ích và chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt.