Sởi được biết đến là bệnh dịch nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Vậy bệnh sởi có lây không? Nếu có thì bệnh sởi lây qua đường nào? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết sau đây!
Trước tiên đi tìm hiểu về chủ đề bệnh sởi có lây không thì cần hiểu được bệnh sởi là gì. Chỉ khi bạn hiểu rõ về sởi, nắm được sự nguy hiểm thì bạn mới có thể hiểu được tầm quan trọng của câu hỏi “bị sởi có ngứa không” hay “sởi có lây không”,…
Đôi nét về bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm và từng cướp đi sinh mạng của 2,9 triệu người. Hiện nay căn bệnh này đã có vắc xin tiêm chủng phòng ngừa và khống chế virus. Tuy nhiên mỗi cá nhân không nên chủ quan bởi hàng năm vẫn có hàng trăm nghìn người phơi nhiễm bệnh sởi và không ít người trong số đó gặp phải các biến chứng sau sởi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


Bệnh sởi thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và những người trưởng thành chưa có miễn dịch sởi. Một người bị mắc bệnh sởi thường có các triệu chứng sau đây: Sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, phát ban khắp cơ thể gây đau nhức, mệt mỏi,…
Bệnh sởi có ngứa không
Lên sởi có bị ngứa không cũng là một trong số các câu hỏi được nhiều người quan tâm không kém so với chủ đề bệnh sởi có lây không. Thực tế, bệnh sởi có gây ngứa nhưng không phải tất cả trường hợp đều vậy.
Người mắc bệnh sởi sẽ bị phát ban trên mặt và lan dần ra thân, cánh tay và chân. Ở giai đoạn mới phát ban người bệnh sẽ cảm thấy hơi ngứa. Mặc dù vậy cảm giác ngứa không quá khó chịu vì thế chớ nên hiểu nhầm ngứa là dấu hiệu nhận biết bệnh sởi để tránh trường hợp nhầm lẫn sởi với một bệnh da liễu nào khác.


Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào
Sởi là bệnh rất nguy hiểm, nếu nhẹ có thể gây sốt, ngứa và phát ban. Nặng hơn có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Các biến chứng có thể mắc phải như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, mù lòa, nôn ói,… Người bị sởi có sức đề kháng kém, miễn dịch kém càng có nguy cơ gặp biến chứng cao. Các biến chứng khiến sức khỏe suy giảm kéo theo sức khỏe giảm sút và bệnh tình càng chuyển biến nặng nề hơn đe dọa đến tính mạng.
Theo thống kê của WHO, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 100.000 người bị tử vong do bệnh sởi. Đa số trong đó là trẻ em dưới 5 tuổi có sức khỏe yếu và trẻ chưa được tiêm vacxin.
Sởi có lây không
“Bệnh sởi có lây không”, “sởi lây qua đường nào” là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hôm nay Dscare xin trả lời câu hỏi là bệnh sởi có lây, thậm chí là rất dễ lây và rất dễ bùng dịch.
Bệnh sởi lây qua đường nào
Cơ chế lây truyền của sởi chủ yếu thông qua đường hô hấp. Cụ thể bệnh sởi lây lan trực tiếp khi người mắc sởi ho hoặc hắt hơi, giao tiếp bằng miệng với người khác. Bởi vì virus sởi trú ngụ trong chất nhầy ở mũi, cổ họng, cơ quan hô hấp của người bệnh nên virus khi ho, hắt hơi hoặc giao tiếp virus sẽ vô tình được đưa ra ngoài và người hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% đối với những người tiếp xúc bệnh nhân nhưng chưa tiêm phòng vacxin.
Ngoài ra, bệnh sởi còn lây nhiễm gián tiếp theo đường từ mẹ sang con. Hoặc cũng có thể lây gián tiếp qua việc cầm, nắm các đồ vật có nhiễm virus thông qua việc ăn uống. Virus sởi có thể sống ngoài vật chủ là con người đến 4 giờ đồng hồ.
Bất cứ ai chưa từng bị sởi hoặc chưa được tiêm vacxin cũng đều có nguy cơ bị lây nhiễm. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi càng có nguy cơ lây nhiễm cao vì chưa được tiêm vacxin và cơ thể cũng chưa có đề kháng tốt.
Tóm lại, sởi là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan bùng phát thành dịch. Mỗi cá nhân trong số chúng ta hãy tự bảo vệ mình để cùng chung tay hạn chế bệnh sởi. Ngoài ra cũng đừng quyên thực hiện những biện pháp hạn chế lây nhiễm bệnh sởi dưới đây.
Cách hạn chế lây nhiễm bệnh sởi
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi vì vậy cách tốt nhất để không mắc sởi đó chính là phòng tránh. Trong đó, tiêm vacxin phòng sởi, bổ sung vitamin A là điều cần thiết được đặt lên hàng đầu. Nếu mỗi cá nhân đều được tiêm vacxin phòng sởi thì tỷ lệ bùng phát dịch sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.


Ngoài ra cách để hạn chế dịch sởi đó chính là có một cơ thể khỏe mạnh. Hãy chăm tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng, uống nước đầy đủ và xây dựng lối sống lành mạnh,… Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và sử dụng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho.
Nếu không may bị nhiễm sởi, bệnh nhân cần thực hiện đúng các quy định của bộ y tế về bệnh sởi để hạn chế lây lan ra cộng đồng. Đồng thời điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ gặp phải biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Điều trị bệnh sởi nếu không may bị lây nhiễm
Các y, bác sĩ sẽ chẩn đoán người bị bệnh sởi bằng cách:
– Thực hiện khám lâm sàng để phát hiện bệnh nhân bị sốt, bị viêm kết mạc, viêm đường hô hấp hoặc phát bán đỏ,…
– Lấy thông tin về lịch trình cũng như lịch sử tiếp xúc với những người bị sởi trước khi bị nhiễm.
– Thực hiện xét nghiệm máu của bệnh nhân để chẩn đoán nguyên nhân sởi đồng thời đánh giá phản ứng cơ thể.
Hiện nay không có điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi mà chủ yếu là thực hiện cách ly và điều trị hỗ trợ sởi. Cụ thể:
– Người bệnh sởi được cách ly điều trị
– Có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm ngay các triệu chứng gây khó chịu
– Bổ sung vitamin A cho người bị thiếu hụt và sức đề kháng yếu
– Phát hiện và điều trị sớm các biến chứng để không dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ, các cơ sở y tế có chuyên môn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị sởi.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại chúng ta đã có vacxin phòng ngừa bệnh sởi nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc “bệnh sởi có ngứa không” hay ” sởi có lây không”. Ở bài viết này Dscare đã giải đáp mọi thắc mắc trên, Dscare mong rằng bạn đã nắm được câu trả lời cũng như có thêm nhiều thông tin hơn về bệnh sởi qua bài viết này.
Nếu bạn đang tìm hiểu về địa chỉ tiêm chủng vacxin phòng sởi, xin vui lòng truy cập vào hệ thống trung tâm tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe: dscare.vn để biết thêm thông tin chi tiết!