Bị uốn ván có nguy hiểm không, bị uốn ván có chữa được không là những câu hỏi phổ biến của rất nhiều người. Thấu hiểu mối quan tâm của nhiều người, ngày hôm nay Dscare sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết về bệnh uốn ván dưới đây.
Đôi nét về bệnh uốn ván
Uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván còn có tên gọi là Lockjaw. Đây là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Loại vi khuẩn này được đánh giá là ác tính để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến não, cơ và các hệ thần kinh.


Khi khuẩn Clostridium Tetani tồn tại ở trong đất, trong phân và trong môi trường kém vệ sinh khác. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương bị đâm thủng hoặc vết cắt da. Nếu vi khuẩn Clostridium Tetani đọng lại ở vết thương, các chất độc của nó sẽ lan khắp ra cơ thể và gây nên các triệu chứng uốn ván. Khi đó các hệ thần kinh, các cơ, tủy sống đều bị can thiệp và rối loạn.
Triệu chứng bệnh uốn ván
Trước khi đi tìm hiểu bị uốn ván có nguy hiểm không chúng ta cần phải nắm được các triệu chứng để dễ dàng nhận biết. Cụ thể các triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng 1 tuần sau khi nhiễm trùng ban đầu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp xuất hiện muộn sau khoảng 1 đến 1 vài tháng. Các triệu chứng phổ biến:
– Khó nuốt, khó ăn
– Vùng khớp bị co cứng, co thắt khó chịu
– Cổ, ngực, chân tay, bụng bị cứng khó cử động
– Đi nặng ra máu
– Bị tiêu chảy và mất nước
– Xuất hiện triệu chứng sốt
– Cơ thể trở nên nhạy cảm hơn
– Bị ho, đau họng, viêm họng
– Nhịp tim đập bất thường, chủ yếu là loạn nhịp và nhanh hơn
– Người có cảm giác nôn nao, đổ mồ hôi
Nếu trước khi xuất hiện những triệu chứng này bạn từng bị tổn thương da sâu thì đừng chủ quan vì đây chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh uốn ván.
Uốn ván có nguy hiểm không?
Có thể bạn chưa biết, bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước thuộc Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á,… Theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO ước tính, những năm cuối thế kỷ XX, hàng năm có đến hơn 500.000 trẻ em sơ sinh ở các nước đang phát triển bị tử vong do uốn ván. Như vậy ta có thể thấy tử vong do uốn ván khá cao, đặc biệt là uốn ván sơ sinh với tỷ lệ tử vong/mắc lên đến 80%. Đối với trẻ nhỏ và người có tuổi tỷ lệ tử vong/mắc là 10 đến 90%.
Tại Việt Nam, bệnh uốn ván có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu. Từ năm 1992, chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh đa được triển khai nhằm nâng cao ý thức về bệnh uốn ván. Từ năm 2005 trở đi, Việt Nam đã loại trừ được tỷ lệ uốn ván sơ sinh ở quy mô huyện chỉ với 1/1000 trẻ. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại bệnh uốn ván vẫn rất nguy hiểm với những người không được tiêm phòng và chủ quan không dự phòng khi bị thương.
Tất nhiên là uốn ván rất nguy hiểm nhưng mức độ và triệu chứng của uốn ván cần được phân loại để dễ dàng nhận biết hơn.
Uốn ván toàn thân
Là bệnh phổ biến, bệnh nhân có dấu hiệu cứng hàm, cứng cổ cứng lưng, vai,… Bụng, ngực, tứ chi co cứng không thể cử động. Các cơn co cứng toàn thân này càng ngày càng tăng dưới sự kích thích của ánh sáng, tiếng động,… Không chỉ không thể cử động, các cơn co cứng còn có thể gây rách cơ, co thắt hô hấp dẫn đến ngạt thở và gây tử vong.
Uốn ván cục bộ
Đây là bệnh ít gặp. Vậy uốn ván có nguy hiểm khi ở diện cục bộ không? Câu trả lời đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt với vùng uốn ván chỉ giới hạn xung quanh vết thương. Tuy nhiên nếu uốn ván cục bộ não thì sẽ nguy hiểm gây rối loạn các dây thần kinh và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các bộ phận khác.
Uốn ván sơ sinh


Còn có các gọi khác là uốn ván rốn. Vậy bị uốn ván có nguy hiểm không nếu ở diện sơ sinh này? Câu trả lời là rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời bởi vì trẻ sơ sinh có sự đề kháng rất kém. Nguyên nhân của bệnh uốn ván sơ sinh do các vật dụng cắt cuống rốn không được vệ sinh kỹ. Dấu hiệu của bệnh là trẻ không bú được, cơ thể co cứng trong khoảng 3 đến 28 ngày sau sinh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván dù ở diện toàn thân, cục bộ hay sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời đều gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vào biến chứng phổ biến nhất:
– Suy thận nặng khi đó cơ bị co thắt, có khả năng dẫn đến sự phá hủy xương khiến protein bị rò vào nước tiểu dẫn đến suy thận cấp.
– Bị động kinh do não bị ảnh hưởng
– Bị suy hô hấp dẫn đến khó thở do thanh quản co thắt, nặng có thể bị tử vong
– Bị viêm phổi nếu hít vào dịch tiết dạ dày gây nhiễm trùng đường hô hấp sau đó dẫn đến tình trạng bị viêm phổi.
– Bị thuyên tắc phổi do mạch máu bị tắc nghẽn nên hệ tuần hoàn và hô hấp bị ảnh hưởng.
– Bị vỡ cơ, gãy xương do co thắt cơ hoặc co giật.
Bên cạnh những triệu chứng kể trên, uốn ván còn có thể gây biến chứng nguy hiểm cho thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim,… Vì vậy khi bị uốn ván người bệnh cần được theo dõi, điều trị kỹ để tránh gây hậu quả không mong muốn.
Các biến chứng của bệnh uốn ván còn là nguy cơ khiến các bệnh lý nền tiềm ẩn thêm nặng nề hơn. Cho dù được chữa trị thì các triệu chứng vẫn có thể bị kéo dài theo tháng, năm.
Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời giải đáp cho thắc mắc “bị uốn ván có nguy hiểm không”, bây giờ là lúc chúng ta nên tìm hiểu về việc phòng và điều trị uốn ván.
Bị uốn ván có chữa được không?
Bệnh uốn ván nguy hiểm là vậy nên rất nhiều người cảm thấy lo lắng. Thực tế, bệnh uốn ván có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời trước biến chứng nặng. Tuy nhiên cách tốt nhất để chữa bệnh uốn ván đó chính là phải phòng bệnh thật tốt, chẩn đoán thật chuẩn và tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Dưới đây là những thông tin về cách phòng ngừa và điều trị uốn ván.


Phòng ngừa và điều trị bệnh uốn ván
Phòng ngừa uốn ván
Hầu hết bệnh uốn ván chỉ xuất hiện ở trẻ em sơ sinh và những người chưa từng tiêm vacxin. Vì vậy cách phòng ngừa hiệu quả nhất đó chính là tiêm phòng vacxin đầy đủ. Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta cần tiêm vacxin DTaP đây là vacxin phòng uốn và và ho gà. Vacxin này gồm 5 mũi tiêm và bất cứ ai cũng cần được tiêm đầy đủ. Nên tiêm từ khi còn nhỏ trong khoảng 2 đến 6 tuổi.
Bất cứ người nào từng bị thương sâu và đã được điều trị khỏi cũng cần được tiêm đầy đủ. Đối với trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng Globulin miễn dịch uốn ván để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Điều trị uốn ván
Uốn ván tuy là bệnh nguy hiểm, song vẫn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên tùy vào từng mức độ sẽ có cách điều trị phù hợp riêng. Thời gian điều trị bệnh uốn ván là khá dài vì thế bệnh cân cần có sự kiên trì và thực hiện đúng những lưu ý khi điều trị để hồi phục sớm.


Đối với bệnh nhân chưa bị biến chứng nặng chỉ cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và khống chế tình trạng nguy hiểm. Ngoài ra bệnh nhân cần được nghỉ ngơi yên tĩnh và vệ sinh hàng ngày sạch sẽ.
Đối với những bệnh nhân nhiễm nặng cần được điều trị hỗ trợ như thở máy. Sau khi bệnh nhân phục hồi cần tiêm ngay vacxin để bệnh không bị tái phát.
Trên đây là bài viết giải đáp về chủ đề “bị uốn ván có nguy hiểm không” và những thông tin liên quan đến bệnh uốn ván. Để đặt lịch tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván, quý khách vui lòng liên hệ Hotline của trung tâm tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe ban đầu Dscare: 08799018899