Người lớn thường có suy nghĩ chủ quan về bệnh sởi bởi vì họ nghĩ bệnh sởi chỉ gặp ở trẻ em. Tuy nhiên quan niệm này rất lầm bởi thực tế bệnh sởi ở người lớn vẫn phổ biến và nguy hiểm. Xin đừng chủ quan, hãy theo dõi cẩm nang sởi người lớn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Đôi nét về bệnh sởi ở người lớn
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có sức lây lan mạnh thông qua đường hô hấp. Bệnh sởi do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Nếu một người khỏe mạnh không may hít phải các giọt nước bọt có chứa virus này sẽ bị mắc bệnh sởi.


Sởi ở người lớn thường gặp ở những người chưa được tiêm phòng vaccine hoặc đã được tiêm nhưng chưa đủ sốt mũi.
Dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn
Dấu hiệu hay triệu chứng sởi ở người lớn thường chưa xuất hiện ở giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 7 đến 14 ngày, sau đó triệu chứng sởi ở người lớn sẽ được nhận biết như sau:
– Xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi. Các dấu hiệu sởi ở người lớn này sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Ở giai đoạn này người bị sởi vẫn có thể có thêm một vài triệu chứng khác.
– Người bệnh có những dấu hiệu viêm đường hô hấp. Ví dụ: khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho khan, mất giọng,…
– Phần kết mạc mắt bị viêm dẫn đến tình trạng người bệnh bị đau mắt, chảy nước mắt liên tục, mí mắt sưng nề,…
– Nổi hạt Koplik trong niêm mạc má và miệng. Các hạt Koplik màu trắng, có kích thước nhỏ chỉ từ 0.5 – 1mm.
– Bị phát ban sau sốt và sau khi các hạt Koplik lặn. Dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn này bắt đầu từ những nốt phát ban ở trên tai, mặt, gáy. Sau đó các nốt phát này sẽ lan dần ra toàn cơ thể và đến tứ chi.
Bệnh sởi ở người lớn rất nguy hiểm
Nhiều người lớn khi mắc bệnh sởi thường đặt ra các câu hỏi như: Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi có nguy hiểm không?


Ngày hôm nay Dscare.vn xin trả lời rằng bệnh sởi có lây và rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm nằm ở việc bệnh sởi có thể gây nên nhiều biến chứng và các biến chứng này có khả năng gây tử vong lên đến 15%.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh sởi ở người lớn đã có nguy cơ gặp phải biến chứng:
– Sốt cao kéo dài
– Sốt xuất hiện cùng những cơn đau đầu
– Co giật và hôn mê khi sốt
– Chân tay có dấu hiệu bị liệt,…
Các biến chứng bệnh sởi ở người lớn:
– Biến chứng viêm não do sởi: Cứ 1000 người bị sởi thì có 1 người bị mắc viêm não. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay hoặc xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh được vài tháng.
– Nguy cơ bị liệt tứ chi
– Biến chứng động kinh ngớ ngẩn
– Biến chứng viêm tủy
– Biến chứng viêm phổi, viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm gây tử vong nhanh.
– Biến chứng viêm kết mạc, giác mạc dẫn đến hiện tượng mù lòa vĩnh viễn.
– Biến chứng nhiễm trùng tai do bi khuẩn dẫn đến tình trạng nặng tai hoặc bị điếc.
– Đối với phụ nữ mang thai càng nguy hiểm hơn. Nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai dị tật, thai nhi sinh ra nhiễm sởi,… Nặng hơn sản phụ có thể bị tử vong nên phụ nữ khi mang thai cần phải được chăm sóc đặc biệt.
Phòng ngừa bệnh sởi ở người lớn
Tiêm vaccine phòng sởi đầy đủ


Đây là phương pháp phòng bệnh sởi phổ biến và hiệu quả nhất. Người nào từng tiêm vaccine phòng sởi đủ liều sẽ có khả năng miễn nhiễm bệnh sởi đến hết đời. Vì vậy mỗi cá nhân cần lưu ý cần tiêm bổ sung nếu chưa từng tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều
Có chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng
Người bị sởi nên ăn gì và kiêng gì? Sau đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị sởi.
Nên ăn:
– Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như các loại rau xanh, quả vàng, quả cam, củ cà rốt,..,


– Các loại thực phẩm có nhiều kẽm như cá, thịt bò, ngũ cốc, socola,…
– Ngoài ra để phòng bệnh sởi ở người lớn mỗi người cần bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày
Kiêng ăn:
– Kiêng các loại đồ uống có chứa cồn, ga, chất kích thích
– Kiêng hải sản nếu bị dị ứng
– Không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ cay nóng,…
Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống
Mỗi cá nhân có thể chung tay phòng sởi ở người lớn bằng cách giữ vệ sinh:
– Giữ cơ thể luôn sạch sẽ và ấm áp
– Rửa tay thường xuyên, sát khuẩn tay thật kỹ nếu phải xuất hiện ở nơi có nhiều khả năng có người bị sởi
– Vệ sinh nơi ở, nhà cửa khô thoáng và sạch sẽ
– Khi đi ra chỗ đông người nên đeo khẩu trang để phòng trừ lây nhiễm sởi
Cách điều trị bệnh sởi ở người lớn
Nguyên tắc điều trị chung
Cho đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Vì vậy cách điều trị sởi ở người lớn hay trẻ em tốt nhất vẫn là chủ động phòng tránh và tuân thủ các nguyên tắc chung. Bao gồm:
– Điều trị các biến chứng kết hợp với chế độ chăm sóc cho người bị sởi là đảm bảo chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
– Bổ sung vitamin A để giảm nguy cơ gặp biến chứng về giác mạc và giảm nguy cơ tử vong.
– Nếu người bị sởi bị sốt cao cần cho sử dụng các biện pháp giảm sốt. Ngoài ra bổ sung thêm nước và hoa quả để tránh mất nước hay mệt mỏi.
– Cách ly người bị bệnh sởi để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
– Một điều đặc biệt lưu ý khác là cần phát hiện biến chứng sớm để điều trị bệnh sởi kịp thời.
Phát hiện biến chứng sớm
Thực hiện theo dõi biến chứng sớm thông qua các biểu hiện sau:
– Để ý đến nhiệt độ cơ thể của người bị sởi. Sẽ có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Bệnh nhân đã hết chấm ban đỏ nhưng vẫn còn sốt
+ Trường hợp 2: Bệnh nhân đã hết sốt nhưng lại lên cơn sốt trở lại
– Bệnh nhân bị ho dữ dội, dai dẳng và bị mệt mỏi


– Bệnh nhân có diễn biến bệnh bất thường như: nhịp tim nhanh, sốt li bì ở mức cao, khó thở,…
Trên đây là những biến chứng bệnh sởi ở người lớn. Nếu người bị sởi xuất hiện những dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn trên cần khẩn trương đưa đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Điều trị biến chứng sởi người lớn
Nếu người bị sởi không may gặp biến chứng thì cần lưu ý trong việc điều trị như sau:
– Cần được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện trở lên
– Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh phù hợp cho từng loại biến chứng
– Nếu bệnh nhân bị biến chứng não cần dùng chống viêm, chống co giật, chống phù não
– Nếu cần có thể điện giải hoặc cho thở oxy với những trường hợp người lớn bị sởi nặng.
Nhìn chung, bệnh sởi ở người lớn rất nguy hiểm và không nên chủ quan. Mỗi cá nhân hãy chủ động phòng bệnh sởi. Nếu không may bị mắc sởi cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.