DSCare - Trung Tâm Tiêm Chủng Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu
  • KHẢO SÁT
  • TIN TỨC
  • TUYỂN DỤNG
  • HOTLINE: 0868589154
Trung Tâm Tiêm Chủng
Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu
ĐẶT LỊCH TIÊM Đặt mua vắc xin TÌM TRUNG TÂM
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về DS Care
    • Đội ngũ chuyên gia DSCare
  • Tiêm chủng cho trẻ em
    • Lịch tiêm chủng cho bé
    • Các mũi tiêm phòng cho bé
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Gói vắc xin cho trẻ em
    • Bảng giá vắc xin
    • Quy định tiêm chủng
  • Tiêm chủng cho người lớn
    • Vì sao người lớn cần tiêm vắc xin
    • Lịch tiêm chủng cho người lớn
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Các loại vắc xin cho người lớn
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Quy trình tiêm chủng
  • Dịch vụ gói tiêm
    • Gói văn xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai
    • Đặt giữ vắc xin
    • Tiêm vắc xin tại nhà
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
  • Cẩm nang tiêm chủng
    • Lịch tiêm chủng
    • Thông tin Vắc xin
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Download cẩm nang
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bảng giá
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về DS Care
    • Đội ngũ chuyên gia DSCare
  • Tiêm chủng cho trẻ em
    • Lịch tiêm chủng cho bé
    • Các mũi tiêm phòng cho bé
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Gói vắc xin cho trẻ em
    • Bảng giá vắc xin
    • Quy định tiêm chủng
  • Tiêm chủng cho người lớn
    • Vì sao người lớn cần tiêm vắc xin
    • Lịch tiêm chủng cho người lớn
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Các loại vắc xin cho người lớn
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Quy trình tiêm chủng
  • Dịch vụ gói tiêm
    • Gói văn xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai
    • Đặt giữ vắc xin
    • Tiêm vắc xin tại nhà
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
  • Cẩm nang tiêm chủng
    • Lịch tiêm chủng
    • Thông tin Vắc xin
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Download cẩm nang
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bảng giá
DSCare - Trung Tâm Tiêm Chủng Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu

Bệnh sởi là gì | Dấu hiệu, nguyên nhân, chữa bệnh sởi nhanh nhất

Có thể bạn chưa biết: Trước khi tìm ra Vaccine phòng sởi, bệnh này đã lấy đi cơ hội sống của hơn 2,9 triệu người, đây từng là một con số khủng khiếp và ám ảnh đối với toàn nhân loại.

Cho đến nay bệnh sởi vẫn khá phổ biến và nguy hiểm. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc bệnh sởi trên toàn thế giới. Vậy bệnh sởi là gì? Cùng tìm hiểu về bệnh sởi qua bài viết dưới đây.

Mục lục ẩn
1 Bệnh sởi là gì?
2 Nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến
3 Triệu chứng sởi thường gặp
3.1 Giai đoạn ủ bệnh
3.2 Giai đoạn khởi phát
3.3 Giai đoạn toàn phát
3.4 Giai đoạn hồi phục sức khỏe
4 Biến chứng của bệnh sởi
4.1 Biến chứng sởi phổ biến
4.2 Một số biến chứng ít phổ biến hơn
5 Cách phòng bệnh sởi
6 Cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn bộ y tế
6.1 Nguyên tắc điều trị
6.2 Điều trị hỗ trợ
6.3 Cách điều trị bệnh sởi khi gặp biến chứng
6.3.1 Chống biến chứng co giật:
6.3.2 Chống biến chứng phù não:
6.3.3 Chống biến chứng suy hô hấp:

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, virus sởi là ARN thuộc chi Morbilli trong họ Paramyxoviridae. Loại virus sởi ARN này thường ngụ ở chất nhầy trong mũi, cổ họng và sinh sôi rất nhanh. Virus không có ở bất kỳ loài nào khác ngoài vật chủ tự nhiên là con người.

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus ARN gây ra
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus ARN gây ra

Bệnh sởi có tính lây lan nhanh, vì thế sởi rất dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng, đặc biệt vào mùa đông xuân. Theo UNICEF, sởi có nguy cơ truyền nhiễm cao hơn rất nhiều lần so với các bệnh khác như bệnh lao, bệnh cúm, bệnh ebola,… Nhờ có sự ra đời của Vaccine, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh sởi đang được giảm đi, tuy nhiên số ca tử vong do bệnh vẫn lên đến 100.000 trẻ em mỗi năm.

Nguyên nhân gây bệnh sởi phổ biến

 

Phần lớn nguyên nhân nằm ở cơ chế lây truyền quá rất dễ dàng. Nguyên nhân gây bệnh sởi được chia làm 2 loại gián tiếp và trực tiếp:

Theo nghiên cứu, bệnh sởi có thể lây lan nếu một người bình thường vô tình chạm vào một vật hoặc một bề mặt có dính virus, sau đó chạm vào mũi miệng hoặc ăn uống nhưng chưa rửa tay diệt khuẩn. Đây được cho là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh sởi phổ biến nhất.

Ngoài ra còn một nguyên nhân gây bệnh sởi trực tiếp đó là thông qua việc nuốt hoặc hít các hạt dịch tiết đường hô hấp thông qua việc ho hoặc hắt hơi từ người bệnh.

Thông thường, virus sởi sẽ lây lan qua đường hô hấp rồi từ từ lan dần sang các bộ phận cơ thể khác thông qua dòng máu. Virus sởi sống trong dịch nhầy ở mũi và cổ họng khoảng 4-5 ngày trước khi phát ban. Sau phát ban virus sẽ tiếp tục phát triển trong khoảng 4-5 này và giai đoạn này chính là giai đoạn virus dễ lây lan nhất.

Triệu chứng sởi thường gặp

Dấu hiệu bệnh sởi thường được bộc phát sau 10-12 ngày ủ bệnh. Triệu chứng của bệnh sởi được chia là 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường không phát hiện ra dấu hiệu bệnh sởi. Giai đoạn này các triệu chứng tại giai đoạn này không đặc trưng nên người bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khác. Thông thường sẽ là sổ mũi, hắt hơi, đau họng, sốt nhẹ trong khoảng 2- 3 ngày.

Giai đoạn khởi phát

– Bị sốt cao, sốt cao nhất có thể lên đến 40 độ C

– Bị sổ mũi

– Bị ho khan

– Bị mất vị giác khi ăn, ăn không ngon

– Bị đau họng

– Bị chảy máu cam

– Bị viêm kết mạc, mắt đỏ ửng và chảy nước mắt

Biểu hiện của sởi rõ ràng nhất là xuất hiện các đốm Koplik. Các đốm sởi này có màu trắng nhỏ, tâm đốm màu trắng xanh, nền đốm màu đỏ. Đốm sởi thường mọc ở bên trong miệng hoặc mọc trên niêm mạc miệng. Hạt Koplik thường xuất hiện và biến mất trong khoảng từ 12 – 24 giờ.

Hạt Koplik trong niêm mạc miệng
Hạt Koplik trong niêm mạc miệng

Giai đoạn khởi phát của bệnh sởi thường kéo dài từ 3 – 4 ngày. Sau đó triệu chứng của sởi sẽ chuyển qua giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát

Lúc này các hạt Koplik đã lặn đi và dấu hiệu bệnh sởi bắt đầu chuyển sang bùng phát phát ban. Đó là những đốm nhỏ màu đỏ dạng sần nổi trên bề mặt da. Các nốt phát ban sởi có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc phát thành từng cụm loang lổ.

Ban đầu phát ban sởi sẽ nổi ở tai, trán sau đó lan từ mặt ra đến tay, chân và khắp cơ thể. Giai đoạn phát ban sởi kéo dài từ 2 – 5 ngày.

Giai đoạn hồi phục sức khỏe

 

Lúc này, dấu hiệu bị sởi gần như đã biến mất. Các nốt phát ban đã mờ dần rồi bong vảy để lại sẹo thâm. Đối với những người có đề kháng tốt thì bệnh sẽ tự khỏi. Đối với những người có đề kháng kém hơn có thể sinh ra biến chứng.

Biến chứng của bệnh sởi

Vốn là bệnh nguy hiểm nên bệnh sởi có nhiều khả năng dẫn đến biến chứng. Đặc biệt với những người có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em, người lớn mắc bệnh bạch cầu, thiếu hụt vitamin hoặc HIV/ AIDS,… Ngoài ra người già cũng là đối tượng dễ mắc phải biến chứng của sởi.

Biến chứng sởi phổ biến

Trẻ bị biến chứng viêm phổi do sởi
Trẻ bị biến chứng viêm phổi do sởi

– Bị viêm phổi

– Bị ho kéo dài dai dẳng

– Bị tiêu chảy, nôn mửa

– Bị viêm thanh quản, phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra

– Bị ù tai, giảm thính giác

– Bị khó thở, hơi thở yếu ớt

– Biến chứng co giật do sốt

Những biến chứng này tưởng như rất phổ biến nhưng nếu kéo dài trên cơ thể có đề kháng yếu cũng có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt nguy cơ tử vong cao với biến chứng viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng ít phổ biến hơn

 

– Biến chứng về tiêu hóa: Hoại tử niêm mạc miệng, hôi miệng, viêm ruột, tiêu chảy kéo dài,…

– Biến chứng viêm gan với một số bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc

– Biến chứng viêm não với tỉ lệ 1/1000 bệnh nhân

– Biến chứng viêm màng não bán cấp với tỉ lệ 2/100.000 bệnh nhân

– Biến chứng viêm dây thần kinh thị lực, giảm thị lực

– Biến chứng liên quan đến hệ thần kinh khác như: viêm tủy, viêm dây thần kinh sau nhãn cầu,…

– Biến chứng nheo mắt, loét mắt do dây thần kinh mắt bị ảnh hưởng

– Biến chứng giảm tiểu cầu

– Biến chứng nguy hiểm với người mang bầu: Sảy thai, sinh non,…

Cách phòng bệnh sởi

Tiêm vaccine phòng sởi là cách phòng bệnh sởi được ưu tiên hàng đầu với hiệu quả cao.

Tiêm vacxin là cách phòng chống bệnh sởi quan trọng
Tiêm vacxin là cách phòng chống bệnh sởi quan trọng

Trẻ em khi sinh ra cần được tiến hành tiêm đủ 2 mũi vacxin sởi. Mũi vacxin thứ nhất tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi. Mũi vacxin thứ hai tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

Địa chỉ tiêm vacxin phòng chống bệnh sởi chuyên nghiệp và an toàn: https://dscare.vn/

Song song với việc tiêm vaccine mỗi cá nhân cần biết tự bảo vệ sức khỏe của mình.

– Hãy tăng cường vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên sát trùng mũi họng

– Hãy giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vào mùa đông

– Luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao thể trạng và đề kháng

– Giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường xanh sạch

– Nếu có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi chậm chạp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. 

– Đặc biệt với những người mắc bệnh sởi cần thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sởi như cách ly và điều trị theo nguyên tắc cách ly bệnh sởi theo hướng dẫn của bộ y tế

– Người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế, sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân bị sởi để tránh lây nhiễm.

Cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn bộ y tế

Nguyên tắc điều trị

– Bệnh nhân bị sởi phải được cách ly riêng

– Điều trị hỗ trợ bệnh sởi

– Cần phát hiện bệnh sởi sớm và điều trị các biến chứng sớm

Điều trị hỗ trợ

– Giữ vệ sinh các bộ phận da, miệng, họng, mắt

– Bổ sung dinh dưỡng

– Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt như chườm mát, chườm ấm. Nếu sốt cao cần sử dụng thuốc

– Cần bổ sung điện giải và nước qua đường uống

– Hạn chế truyền dịch, chỉ truyền khi người mắc bệnh sởi nôn nhiều và có nguy cơ mất nước hoặc rối loạn điện giải.

– Bổ sung vitamin A cho trẻ em trong giai đoạn 6 và 12 tháng tuổi theo hướng dẫn của đơn vị y tế.

Cách điều trị bệnh sởi khi gặp biến chứng

Điều trị biến chứng bệnh sởi càng sớm càng tốt
Điều trị biến chứng bệnh sởi càng sớm càng tốt

Điều trị bằng kháng sinh nếu bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn.

Người có biến chứng viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não cần hạn chế tối đa việc truyền dịch.

Điều trị hỗ trợ để duy trì chức năng sống với bệnh nhân bị biến chứng viêm màng não cấp tính.

Chống biến chứng co giật: 

Phenobarbital 10-20 mg/kg pha với Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Lặp lại 8-12 tiếng trong trường hợp cần thiết. Có thể dùng Diazepam đối cho người trưởng thành với 10mg/lần tiêm tĩnh mạch.

Chống biến chứng phù não:

– Để đầu bệnh nhân cao hơn bình thường 30 độ. Lưu ý cổ thẳng nếu không tụt huyết áp.

– Bệnh nhân thở oxy qua mũi 1-4 lít/phút. Ngoài ra cũng có teher thở oxy qua mask. Hoăc cũng có thể thở CPAP nếu người bị sởi còn tự thở được.

– Đặt nội khí quản sớm để giúp bệnh nhân sởi có thể thở khi điểm Glasgow < 12 điểm hoặc SpO2< 92% hoặc PaCO2 > 50 mmHg.

– Trường hợp Glasgow <10 điểm cần cho thở máy

– Mannitol 20% liều 0,5 -1 g/kg với thời gian 6-8 giờ/lần. Sau đó truyền tĩnh mạch với thời gian từ 15-30 phút.

Chống biến chứng suy hô hấp:

– Làm thông đường thở bằng cách hút sạch đờm rãi ra ngoài.

– Bệnh nhân thở oxy với nhịp độ từ 3-6 lít/phút. Cần duy trì SpO2 > 92%.

– Đặt nội khí quản, thở máy cho bệnh nhân nếu có cơn ngừng thở hoặc thở oxy nhưng không thành công.

Dùng thêm Dexamethasone nếu cần với liều lượng 0,5 mg/kg/ngày. Biện pháp tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. Nên sử dụng sớm ngay sau khi người bị sởi có rối loạn ý thức.

Dùng thêm immunoglobulin với liều dùng 0,1 -0,4 g/kg/ngày. Đồng thời truyền tĩnh mạch trong 6-8 giờ trong 2-5 ngày liên tục.

Trên đây là những thông tin về bệnh sởi. Để đặt lịch tiêm phòng sởi khách hàng có thể để lại thông tin hoặc liên hệ Hotline: 087 9901 88 99.

Bài viết liên quan

🎯 LƯU Ý: ĐỪNG QUÊN TIÊM CHỦNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI 10 BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM
Tin tức

🎯 LƯU Ý: ĐỪNG QUÊN TIÊM CHỦNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI 10 BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM

Tháng Tám 6, 2021
4️⃣ Đ𝙊̂́𝙄 𝙏𝙐̛𝙊̛̣𝙉𝙂 𝙉𝘼̀𝙊 𝘾𝘼̂̀𝙉 𝙃𝙊𝘼̃𝙉 𝙏𝙄𝙀̂𝙈 𝙑𝘼̆́𝘾 𝙓𝙄𝙉 𝙋𝙃𝙊̀𝙉𝙂 𝙎𝙊̛̉𝙄❓
Tin tức

4️⃣ Đ𝙊̂́𝙄 𝙏𝙐̛𝙊̛̣𝙉𝙂 𝙉𝘼̀𝙊 𝘾𝘼̂̀𝙉 𝙃𝙊𝘼̃𝙉 𝙏𝙄𝙀̂𝙈 𝙑𝘼̆́𝘾 𝙓𝙄𝙉 𝙋𝙃𝙊̀𝙉𝙂 𝙎𝙊̛̉𝙄❓

Tháng Bảy 31, 2021
Mẹ hỏi – Bác sĩ trả lời
Tin tức

Mẹ hỏi – Bác sĩ trả lời

Tháng Bảy 29, 2021
” Ông lớn ” đưa vắc xin Sputnik V về Việt Nam
Tin tức

” Ông lớn ” đưa vắc xin Sputnik V về Việt Nam

Tháng Bảy 28, 2021
Vaccin cúm có thể giảm tác động nghiêm trọng của Covid -19
Tin tức

Vaccin cúm có thể giảm tác động nghiêm trọng của Covid -19

Tháng Bảy 28, 2021
💥💥 LƯU Ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG TIÊM VACXIN MENACTRA PHÒNG VIÊM MÀNG NÃO MÔ CẦU A,C,Y,W NẾU BẠN LÀ MỘT TRONG SỐ CÁC TRƯỜNG HỢP SAU 👇
Tin tức

💥💥 LƯU Ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG TIÊM VACXIN MENACTRA PHÒNG VIÊM MÀNG NÃO MÔ CẦU A,C,Y,W NẾU BẠN LÀ MỘT TRONG SỐ CÁC TRƯỜNG HỢP SAU 👇

Tháng Bảy 26, 2021
Tải Thêm
Bài Viết Tiếp Theo
Sởi là bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ và người trường thành chưa tiêm vacxin

Giải đáp: Sởi có lây không? Bị bệnh sởi có ngứa không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG

TRA CỨU LỊCH SỬ TIÊM CHỦNG

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Không Có Nội Dung Để Hiển Thị

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

  • 0868589154
  • YÊU CẦU GỌI LẠI
  • INFO@DSCARE.VN

HOTLINE: 0868589154

Thời gian làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật từ 7h30 – 17h00
Logo Ds Care Light2

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG

  • HÀ NỘI
  • HƯNG YÊN
  • THÁI BÌNH
  • HẢI PHÒNG
  • NINH BÌNH
  • TUYÊN QUANG
  • ECOPARK
  • BẮC GIANG
  • VĨNH PHÚC
  • THÁI NGUYÊN
  • ĐIỆN BIÊN
  • SÓC SƠN
  • LONG BIÊN

THEO DÕI CHÚNG TÔI

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về DS Care
    • Đội ngũ chuyên gia DSCare
  • Tiêm chủng cho trẻ em
    • Lịch tiêm chủng cho bé
    • Các mũi tiêm phòng cho bé
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Gói vắc xin cho trẻ em
    • Bảng giá vắc xin
    • Quy định tiêm chủng
  • Tiêm chủng cho người lớn
    • Vì sao người lớn cần tiêm vắc xin
    • Lịch tiêm chủng cho người lớn
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Các loại vắc xin cho người lớn
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Quy trình tiêm chủng
  • Dịch vụ gói tiêm
    • Gói văn xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai
    • Đặt giữ vắc xin
    • Tiêm vắc xin tại nhà
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
  • Cẩm nang tiêm chủng
    • Lịch tiêm chủng
    • Thông tin Vắc xin
    • Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin
    • Download cẩm nang
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bảng giá

Copyright 2020 ©DSCARE.VN | Đối tác : ATPWeb.vn

  • Yêu thích
  • Chat Zalo
  • Messenger
  • discussion sending,typing,thread,interview,talk,chitchat,chat,discussion,conversation rf bpwnfg Live Chat
  • Yêu cầu gọi lại

    Hotline tư vấn
    08799018899
    Hãy để lại số điện thoại để DS Care gọi lại trong ít phút

    Không hiển thị trong 24h

DS CARE

Chào mừng Qúy khách đến với Trung tâm Tiêm chủng DS Care

Xem thêm